Lắp điện mặt trời áp mái – Năng lượng xanh cho môi trường
- By : Nguyễn Việt Phương
- Category : Xây dựng
Từ trước đến nay, khi nhắc đến hình ảnh của 1 hệ thống năng lượng mặt trời, có lẽ hình ảnh hàng trăm tấm pin mặt trời vuông vức trên cánh đồng cỏ xanh mướt đã trở nên quen thuộc. Các tấm pin đón ánh nắng tự nhiên từ mặt trời và tạo ra điện cho chúng ta sử dụng.
Nhưng bạn có biết, hiện nay hệ thống điện năng lượng mặt trời có thể lắp đặt ngay trên mái, tầng thượng của nhà bạn. Hệ thống điện mặt trời áp mái đang là công nghệ tạo điện năng tái tạo được áp dụng rất nhiều hiện nay.

Trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, hệ thống điện mặt trời áp mái đang có tốc độ phát triển nhanh nhất. Từ năm 2019 đến 2024, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ước tính tỉ trọng tăng 50%. Theo ước tính trong thời gian này, năng lượng tái tạo sẽ đạt con số tương đương tổng công suất điện hiện tại của Mỹ (1.200 GW). Hiện nay, công suất từ điện mặt trời chỉ chiếm 40%, nhưng trong tương lai có thể tăng lên 60% và đạt được con số đó.
» Tham khảo: Hệ thống điện mặt trời độc lập
Nguyên lý vận hành của hệ thống điện mặt trời mái nhà như thế nào?
Nghe nói đến hệ thống điện năng lượng mặt trời có vẻ khá khó hiểu, nhưng thực chất đó đơn giản chỉ là các tấm pin lắp trên mái nhà, hấp thụ ánh nắng mắt trời và chuyển đổi bức xạ đó thành điện năng.
Bức xạ mặt trời → Dòng điện 1 chiều (tấm pin) → Dòng điện xoay chiều (biến tần) → Tải tiêu thụ điện
Do đó, một nhà máy lắp hệ thống nhiều tấm pin trên mái có thể tự tạo lượng điện năng cho hoạt động sản xuất. Doanh nghiệp có thể liên tục đo chính xác lượng điện tạo ra và số điện tiêu thụ theo thời gian thực bằng máy đo tại chỗ.
» Xem thêm: Hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới 5kw
Hệ thống điện mặt trời áp mái – năng lượng xanh cho thế giới
Bảo vệ môi trường xanh
Nước ta là quốc gia có nhiều nắng và gió, là điều kiện vô cùng thích hợp để vận hành hệ thống năng lượng điện tái tạo bằng việc tận dụng năng lượng thiên nhiên. Với lợi thế tự nhiên, tạo điện năng bằng điện mặt trời áp mái tại các công ty, xí nghiệp, trường học,… sẽ hạn chế rất đáng kể lượng điện sử dụng từ nguồn năng lượng gây ô nhiễm.

Bạn có biết, trên thế giới nói chung cũng như các nước Đông Nam Á nói riêng, tình trạng ô nhiễm không khí nặng nề là tác nhân hàng đầu gây các căn bệnh nghiêm trọng dẫn đến tử vong. Không dừng lại ở đó, ô nhiễm dẫn đến biến đổi khí hậu, tạo nên tác động cực lớn thiên nhiên, điển hình là các thiên tai diễn ra liên tục trên thế giới. Và việc sử dụng năng lượng sạch đang được đề cao. Tại sao ta không tận dụng “món quà” mẹ thiên nhiên ban tặng để tạo nên nguồn năng lượng “không khói”.
Hơn 75% lượng khí thải carbon hiện nay của nước ta là do đốt than. Khí thải nhà máy từ nhiệt điện than đá có tác động gây nên cái chết của hơn 71.000 người tại Việt Nam. Để cải thiện chất lượng cuộc sống, Chính phủ đã có những chính sách khẩn trương nhằm thúc đẩy công nghiệp điện mặt trời phát triển. Trong tình thế cấp bách hiện nay, điều này giúp nước ta nhanh chóng đạt được mục tiêu giảm phát thải theo thỏa thuận của Liên Hợp Quốc.
Hiện nay, các quốc gia châu Á đang dẫn đầu về ứng dụng công nghiệp điện mặt trời áp mái. Đây cũng là giải pháp thiết thực nhất hiện nay, bên cạnh đó là ưu điểm dễ triển khai. Theo tổ chức nghiên cứu năng lượng Wood Mackenzie, số lượt lắp đặt điện mặt trời áp mái tại châu Á có thể tăng 3% và giảm đi ở châu u, và sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ cũng là yếu tố thúc đẩy sự phát triển này.
Tiết kiệm chi phí khổng lồ
Bên cạnh lợi thế lớn về môi trường, chi phí điện mặt trời áp mái có giá thành rẻ hơn đáng kể so điện lưới. Theo thống kê, các công ty có thể tiết kiệm lên đến USD $ 4.000.000 (92 tỷ đồng) trong 15 đến 20 năm nếu thuê hệ thống điện mặt trời.
» Tham khảo: Giá lắp điện năng lượng mặt trời Hà Nội
Nhìn chung, điện mặt trời áp mái là giải pháp tối ưu nhất để hạn chế các vấn đề tiêu cực tác động môi trường hiện nay: phát thải, ô nhiễm không khí, biến đổi khí hậu. Mặt lợi về kinh tế còn đến từ việc hệ thống giúp các doanh nghiệp làm chủ dòng tiền nhờ chi phí cho năng lượng ổn định.